GÌN GIỮ BẢN SẮC NÔNG NGHIỆP VIỆThttp://vifotec.com/uploads/logo-vft.png
Thứ năm - 27/04/2023 23:10
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường, nên được nhiều bà con nông dân lựa chọn sử dụng và trở thành xu hướng chính trong canh tác nông nghiệp xanh, hiện đại, bền vững.
Phân hữu bón hữu cơ sinh học Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường, nên được nhiều bà con nông dân lựa chọn sử dụng và trở thành xu hướng chính trong canh tác nông nghiệp xanh, hiện đại, bền vững. Sử dụng phân hữu cơ sinh học thay thế cho phân hóa học là một trong những định hướng và chủ trương của nước ta trong những năm gần đây. Khi mà phân hóa học ngày càng làm bạc màu, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người qua dư lượng chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp. Phân hữu cơ sinh học là gì Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân có nguồn gốc từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên (phân gia súc, gia cầm, các loại phế phẩm nông nghiệp như lá cây, cành cây, tro, than bùn,… và có thể bổ sung một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học,…) qua lên men và xử lý theo một quy trình công nghiệp. Quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học không thể thiếu sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật có ích nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong nguyên liệu và gia tăng hàm lượng dưỡng chất giúp cây trồng phát triển. Lợi ích của phân bón hữu cơ sinh học Phân hữu cơ sinh học mang đặc tính chung của dòng phân bón hữu cơ, cung cấp các dưỡng chất đa – trung – vi lượng cho cây trồng, giúp cân bằng và cải tạo đất trồng một cách hiệu quả. Phân bón hữu cơ sinh học được mệnh danh là loại phân bón thân thiện với môi trường, ít độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu từ nguồn có sẵn và giảm thiểu chi phí đầu tư nguồn phân bón. Bên cạnh việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp cây trồng phát triển, phân hữu cơ sinh học còn có khả năng thúc đẩy các vị sinh vật trong đất hoạt động mạnh mẽ, chuyển đổi nitơ trong không khí sang dạng cây trồng hấp thu được, phân giải các chất khó hấp thu sang chất dễ hấp thu, sản sinh một số chất có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân giải các độc tố tích tụ trong đất lâu năm... Ngoài ra, phân bón hữu cơ sinh học còn giúp cân bằng độ pH, duy trì độ phì nhiêu cho đất qua việc giữ nguyên thủy và tăng cấu trúc đất, bổ sung một lượng mùn lớn cho đất và làm thức ăn cho các vi sinh vật đất, ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích cây trồng miễn dịch khắc chế sâu bệnh gây hại, bảo vệ môi trường sống nhờ giảm được một lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại phân hữu cơ sinh học Dựa theo công dụng, thành phần và hàm lượng dưỡng chất, phân hữu cơ sinh học có tới 7 loại khác nhau. 1. Phân bón hữu cơ sinh học cố định đạm
Loại phân bón này chứa các vi sinh vật có khả năng cố định các hợp chất nitơ khó hấp thu từ không khí sang dạng dễ hấp thu với cây trồng. Thường có hai dạng vi sinh vật hiện đang sống trong phân bón hữu cơ sinh học cố định đạm Dạng vi sinh vật cố định đạm tự do. Có khả năng cố định đạm trong đất mà không cần tới vật chủ như Clostridium, Azotobacter... Dạng vi sinh vật cố định đạm công sinh. Có khả năng cố định đạm trong đất nhưng phải cần tới vật chủ là cây trồng để cộng sinh. Chẳng hạn như Rhizobium cần cộng sinh với cây họ đậu, Anabaena azollae cần cộng sinh với tảo lục hoặc bèo hoa dâu.... Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn có cả hai khả năng vừa cố định đạm theo cách tự do và vừa cố định đạm bằng cách cộng sinh.
2. Phân hữu cơ sinh học phân giải lân
Tương tự như phân hữu cơ sinh học cố định đạm, phân hữu cơ sinh học phân giải lân chứa các vì sinh vật có khả năng phân giải lân tử dạng khó tan trong đất sang dạng dễ tan, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu.
3. Phân hữu cơ sinh học phân giải kali và silic
Loại phân này chứa các vi sinh vật với khả năng phân hủy các hợp chất chứa kali, silic như silicat... nhằm mục đích giải phóng kali và silic dưới dạng ion, là dạng cây trồng có thể hấp thu. Các vi sinh vật phân giải kali và silic được sử dụng gồm B. subtilis, Bacillus circulans hay Pseudomonas striata...
4. Phân bón hữu cơ sinh học phân giải chất hữu cơ xenllulo
Đối với dạng phân bón này, các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, phân chuồng dạng tươi hay xác bã thực vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng là Streptomyces, Bacillus hay Trichoderma
5. Phân hữu cơ sinh học ức chế các vi sinh vật gây bệnh
Loại phân bón này có khả năng ức chế hệ vi sinh vật gây hại cho cây trồng thông qua các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng, khắc chế, thiên địch hoặc tiết ra các chất làm kìm hãm, ức chế các vi sinh vật gây bất lợi đến sự phát triển của cây trồng.
6. Phân hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
Là phân bón chứa chủng vi sinh Bacillus sp. có khả năng hòa tan Zn, Si... chuyển hóa thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng
7. Phân bón hữu cơ sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
Sử dụng các vi sinh vật như Pseudomonas, Azotobacter, Gibberella fujikuroi... để tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng hấp thụ và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, các vi sinh vật này còn có khả năng thay thế các thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cây trồng tránh khỏi sự tấn công của các mầm bệnh, vi sinh vật gây hại.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phân hữu cơ sinh học Khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất độc hại để kết hợp với phân bón hữu cơ sinh học, có thể gây hại tới hệ vi sinh vật phát triển trong đất hoặc làm chết các vi sinh vật c ó lợi. Vì vậy, hãy cân nhắc và hết sức cẩn thận trong việc này. Nếu trước đó bà con đã sử dụng quá nhiều phân hóa học, gây tồn dư tích tụ trong đất. Bây giờ chuyển sang dùng phân bón hữu cơ sinh học sẽ mất thời gian dài cải tạo vì tồn dư trước kia có thể gây cản trở hoạt động của vi sinh vật có lợi. Các yếu tố như nhiệt độ, loại đất trồng hay cả cách bón phân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật có trong phân. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ cách sử dụng cho đúng.
1. Cam kết hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm theo như kế hoạch
Sản phẩm sau khi thu mua của các cơ sở sản xuất được sơ chế, bảo quản hàng hóa nông sản trong điều kiện thích hợp nhằm duy trì chất lượng dinh dưỡng và an toàn đối với nông sản thực phẩm tới tay người tiêu dùng. Hỗ trợ phân phối nông...