Phân bón hữu cơ sinh học - Xu hướng của thời đại

Thứ năm - 20/04/2023 04:51
Trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là phân bón hữu cơ. Theo các chuyên gia, phân bón hữu cơ được hiểu là một dạng tổng hợp chất hữu cơ được hình thành từ chất thải, phân gia súc, gia cầm, các loại phế phẩm nông nghiệp như lá cây, cành cây, tro, than bùn, rác thải sinh hoạt…
Phân bón hữu cơ sinh họ
Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Hợp chất hưu cơ này được bà con nông dân rất ưa chuộng sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất, phân hữu cơ sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp bằng cách cung cấp và bổ sung các loại khoáng chất, vi sinh vật, chất mùn hữu cơ cho cho thành phần đất và cây trồng. Phân bón hữu cơ được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm: phân bón hữu cơ truyền thống và công nghiệp. Trong đó phân bón hữu cơ sinh học nằm trong nhóm hữu cơ công nghiệp.

Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên là chủ yếu (có thể có thêm than bùn). Chúng được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp; với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Ưu điểm và lợi ích của phân hữu cơ sinh học:
▶ Cung cấp các dưỡng chất đa trung vi lượng cho cây trồng.

▶ Tận dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn, giảm chi phí đầu tư phân bón.

▶ Thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật đất làm đất tơi xốp, cải thiện độ màu mỡ.

▶ Cân bằng độ pH, kích thích sự phát triển của bộ rễ.

▶ Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong đất.

▶ Cung cấp một số chất kháng sinh kích thích cây trồng miễn dịch, khắc chế sâu bệnh hại.

▶ Thân thiện với môi trường, ít độc hại nhờ giảm lượng thuốc BVTV.

▶ Tăng chất lượng nông sản.

Các loại phân hữu cơ sinh học
Dựa theo công dụng, thành phần và hàm lượng dưỡng chất, phân bón hữu cơ sinh học được chia làm 7 loại:

▶ Cố định đạm: chứa vi sinh vật (tự do hoặc cộng sinh) có khả năng cố định các hợp chất Nitơ trong không khí cho cây trồng dễ hấp thu.

▶ Phân giải lân: chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất.

▶ Phân giải Kali, Silic: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất thành ion Kali, Silic.

▶ Phân giải chất hữu cơ xenlulo: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, phân chuồng tươi hay xác bã thực vật.

▶ Ức chế vi sinh vật gây bệnh.

▶ Cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng chứa chủng vi sinh Bacillus sp.

▶ Sản xuất các chất kích thích sinh trưởng.

Tác giả bài viết: CÔNG TY CỔ PHẦN VIFOTEC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Hồ sơ năng lực của Vifotec

Được sự ủy quyền của Viện An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI), Vifotec triển khai ứng dụng phần mềm VfSC cho các đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia chuỗi An toàn Thực phẩm Việt Nam (Viet Nam Food Safety Chain - VfSC) với hàng trăm trang trại tham gia đạt tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Thông tin hữu ích

Văn bản

VFT001

Quy định về tham gia chuỗi VFSC

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 656 | lượt tải:212

VFT002

VFSC- Ban hành quy chuẩn

Thời gian đăng: 18/04/2023

lượt xem: 707 | lượt tải:205

VFT-HSNL-21-10-2020

Hồ sơ năng lực Vifotec

Thời gian đăng: 27/04/2023

lượt xem: 660 | lượt tải:69

21/2015/TT-BNNPTNT

Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thời gian đăng: 22/05/2023

lượt xem: 573 | lượt tải:178

Tin xem nhiều

0935.386.788
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây